Nghiên cứu sử dụng cát nhiễm mặn ứng dụng vào xây dựng – Phó Thủ tướng Trịnh Định Dũng vừa giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ KH&CN và các cơ quan liên quan nghiên cứu sử dụng cát nhiễm mặn phục vụ xây dựng trong nước; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sử dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu xây dựng, ban hành hoặc trình ban hành theo quy định.
Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn lực thực hiện dự án nạo vét khơi thông luồng tại các cửa sông, cảng biển có tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu đã huy động được nguồn lực từ các DN tham gia thực hiện và thu lại nhiều kết quả tích cực.
>>Cát nhân tạo – giải pháp thiết thực thay thế nguồn cát từ tự nhiên
>>Nhà thầu xây dựng lo lỗ do giá cát tăng cao
Nghiên cứu sử dụng cát nhiễm mặn ứng dụng vào xây dựng
Theo kết quả tổng hợp, từ năm 2013 đến nay, Bộ GTVT; Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Quốc phòng và UBND các tỉnh đã lập và phê duyệt 40 dự án với khối lượng cát nhiễm mặn tận thu khoảng 250 triệu m3.
Bộ Xây dựng đã tổ chức kiểm tra 40 dự án và có văn bản hướng dẫn 38 dự án với khối lượng 45,4 triệu m3 bằng 18,16% khối lượng đã được phê duyệt của các Bộ, ngành địa phương. Hiện tại có 21 dự án đã triển khai nạo vét và xuất khẩu cát xây dựng nhiễm mặn, còn lại 17 dự án chưa triển khai.
Tuy nhiên, công tác lập, thẩm định, phê duyệt của một số dự án và lựa chọn đơn vị thực hiện dự án còn bất cập và hạn chế, chưa chọn được đơn vị có đủ năng lực triển khai dự án nên thời gian thực hiện kéo dài…
Khuyến khích ứng dụng cát nhiễm mặn vào xây dựng
Theo Giám đốc Nhà máy Nghiền sàng đá và cát nhân tạo Việt Nam Nguyễn Trung Hiếu, mặc dù trong thời gian qua Việt Nam đã đầu tư cho việc nghiên cứu cải tạo nguồn cát biển với mục đích thay thế cát sông trong xây dựng. Ở Mỹ, châu Âu cũng đã đưa cát biển vào xây dựng từ cách đây hàng chục năm. Nhưng qua thực tế cho thấy, do cát biển có tính mặn rất cao, để có thể cải tạo đưa vào sử dụng không phải việc đơn giản, đặc biệt là công nghệ tẩy rửa mặn.
“Qua thực tế cải tạo cát biển để đưa vào sử dụng tại một số nước trên thế giới cho thấy chi phí rất lớn, kéo theo đó là việc gia tăng chi phí đầu tư tại các công trình xây dựng. Vì vậy, chỉ ở những khu vực đặc biệt thiếu nguồn cát sông và thiếu nguyên liệu để sản xuất cát nhân tạo thì người ta mới bắt buộc phải tẩy rửa nguồn cát biển để đưa vào sử dụng” – ông Nguyễn Trung Hiếu cho hay.
Các chuyên gia đều cho rằng, việc áp dụng công nghệ tẩy rửa mặn của cát biển nhằm cải tạo để đưa vào sử dụng thay thế nguồn cát sông là chiến lược phù hợp với lộ trình phát triển, để tránh việc phải nhập khẩu cát xây dựng trước tình trạng nguồn cát sông ngày càng khan hiếm. Nhưng vấn đề đầu tư công nghệ hết sức quan trọng, bởi lượng muối trong cát biển nếu không được xử lý tốt sẽ ăn mòn kết cấu, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Ngoài ra, hiện nay, các doanh nghiệp cũng không dám mạnh dạn đầu tư sản xuất do sản phẩm này chưa có sự kiểm chứng thực tế ở Việt Nam dẫn đến tâm lý e ngại khi sử dụng của người dân.
“Vì vậy, về lâu dài muốn đưa nguồn cát biển vào sản xuất, Nhà nước cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu về công nghệ, thử nghiệm thực tế và cũng phải có cơ chế để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trong quá trình tạo dựng thị trường” – ông Nguyễn Trung Hiếu cho biết thêm.
THÔNG TIN CÔNG TY CP SX TM VLXD CMC
Trụ Sở Chính: Landmark 4 – 208 Nguyễn Hữu Cảnh , Vinhomes Tân Cảng – Q. Bình Thạnh – TPHCM
Văn Phòng Giao Dịch 1: 42A Cống Lỡ – P. 15 – Quận Tân Bình – Tp. HCM
Văn Phòng Giao Dịch 2: Cầu An Hạ huyện Củ Chi – Tp. HCM
Văn Phòng Giao Dịch 3: 1/4 Ấp Tiền Lân- Xã Bà Điểm – Huyện Hóc Môn – Tp. HCM
Hotline: 0868.666.000 – 078.666.80.80
Website: vatlieuxaydungcmc.com
Gmail: vatlieusaigoncmc@gmail.com
MXH: Facebook
>> Hoạt động khai thác cát tràn lan gây nguy cơ cạn kiệt nguồn cát
>> Cát xây dựng tại TPHCM – nguồn cung giảm, giá cả tăng vọt 2017
Tìm kiếm: Cát xây dựng tại tphcm, đại lý cát xây dựng, cát xây dựng giá rẻ, báo giá cát xây dựng, giá cát xây dựng hôm nay
Theo baoxaydung